Học Viện Kế Toán Việt Nam khái quát lại 8 trường hợp khai bổ sung điều chỉnh thuế theo điểm 5, điều 10, chương 2, thông tư 156/2013/TT-BTC (hiệu lực 20/12/2013). 8 trường hợp này áp dung chung cho các loại thuế được phép khai bổ sung điều chỉnh.
+ Về hồ sơ gồm:
– Tờ khai 01/GTGT đã điều chỉnh
– Bản khai giải trình 01/KHBS
– Hồ sơ giải thích đính kèm
+ Thời hạn khai bổ sung điều chỉnh: Trước khi cơ quan thuế có quyết định kiểm tra, thanh tra thuế doanh nghiệp
+ Nguyên tắc khai bổ sung điều chỉnh: Sửa sai tại kỳ khai sai, nếu có điều chỉnh gì thì điều chỉnh ở kỳ phát hiện
+ Khi nào cần khai bổ sung điều chỉnh: Khi phát hiện ra sai sót của tờ khai thuế mà hạn nộp tờ khai thuế đã hết.
Các tình huống khai bổ sung điều chỉnh có thể xảy ra:
TH 1: Sau khi điều chỉnh không làm thay đổi số thuế phải nộp, được khấu trừ, đề nghị hoàn
Xử lý: thì chỉ lập Tờ khai thuế của kỳ tính thuế có sai sót đã được bổ sung, điều chỉnh và gửi tài liệu giải thích kèm theo, không phải lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS (Như sai về giá trị trước thuế…)
TH 2: Sau khi điều chỉnh làm tăng thuế phải nộp
Xử lý:
– Nộp hồ sơ khai bổ sung điều chỉnh,
– Nộp thuế chậm nộp,
– Tính phạt chậm nộp từ ngày hết hạn hộp tờ khai của kỳ sai sót cho đến thời điểm phát hiện
TH 3: Sau khi điều chỉnh làm giảm số thuế phải nộp
Xử lý:
– Nộp hồ sơ khai bổ sung điều chỉnh
– Số thuế thừa được theo dõi và bù trừ với số thuế phải nộp kỳ sau hoặc được hoàn thuế
TH 4: Sau khi điều chỉnh làm tăng số thuế VAT được khấu trừ.
Xử lý:
– Nộp hồ sơ khai bổ sung điều chỉnh, Không bị phạt,
– Số thuế được khấu trừ thêm điều chỉnh và chỉ tiêu 38 – “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” (theo mẫu tờ khai GTGT thông tư 156/2013/TT-BTC) trên tờ khai thuế GTGT kỳ phát hiện.
TH5: Sau khi khai bổ sung điều chỉnh làm giảm số thuế VAT được khấu trừ.
a. Nếu người nộp thuế chưa dừng khấu trừ, chưa đề nghị hoàn thuế. (Tức nếu DN đủ điều kiện hoàn thuế, nhưng không làm thủ tục xin hoàn mà vẫn để khấu trừ tiếp vào kỳ sau)
Xử lý:
– Khai bổ sung điều chỉnh. Không bị phạt,
– Số VAT không được khấu điều chỉnh vào chỉ tiêu 37 “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT kỳ phát hiện.
b. Nếu người nộp thuế đã dừng khấu trừ, đã lập hồ sơ đề nghị hoàn thuế nhưng chưa được hoàn.
Xử lý:
– Khai bổ sung điều chỉnh thuế, không phải nộp lại số VAT thiếu (do còn được khấu trừ), không bị phạt, không phải điều chỉnh gì vào tờ khai kỳ phát hiện. Cơ quan thuế xét hoàn trên số thuế đã điều chỉnh lại.
c. Nếu người nộp thuế đã dừng khấu trừ, đã lập hồ sơ hoàn thuế và được hoàn thuế.
Xử lý:
– Khai bổ sung điều chỉnh thuế
– Nộp lại số tiền thuế đã được hoàn sai
– Tính phạt từ ngày được hoàn thuế đến ngày phát hiện.
TH 6: Sau khi khai bổ sung điều chỉnh làm hết số VAT được khấu trừ đồng thời tăng số phải nộp
Xử lý:
– Khai bổ sung điều chỉnh
– Số VAT phát sinh ở chỉ tiêu 40 phải nộp lại
– Và nộp phạt chậm nộp tính từ ngày hết hạn hồ sơ khai thuế kỳ sai sót.
– Điều chỉnh VAT không được khấu trừ ở 43 vào chỉ tiêu 37 – “Điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ phát hiện.
TH 7: Sau khi điều chỉnh làm hết số VAT phải nộp đồng thời tăng số VAT được khấu trừ
Xử lý:
– Khai bổ sung điều chỉnh thuế
– Điều chỉnh số VAT được khấu trừ thêm vào chỉ tiêu 38 – “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước”
– Số VAT nộp thừa ở 40 được theo dõi để bù với số phải nộp từ kỳ phát hiện trở đi hoặc hoàn thuế
TH 8: Nếu người nộp thuế đã đề nghị hoàn nhưng chưa lập hồ sơ hoàn thuế, phát hiện sai sót không đảm bảo được hoàn thuế. (tức tại kỳ khai thuế lần đầu đã nhập số thuế GTGT đề nghị hoàn vào chỉ tiêu 42)
Xử lý:
– Khai bổ sung điều chỉnh thuế
– Điều chỉnh số VAT không đảm bảo hoàn vào chỉ tiêu 38 – “Điều chỉnh tăng số thuế GTGT còn được khấu trừ của các kỳ trước” trên tờ khai thuế GTGT của kỳ phát hiện.
Trên đây là 8 trường hợp khai bổ sung điều chỉnh thuế, được hướng dẫn tại điểm 5, điều 10 thông tư 156/2013/TT-BTC. Khi bạn làm thực tế, nếu có sai sót về tờ khai mà thời điểm phát hiện là khi đã hết hạn nộp hồ sơ khai thuế thì bạn kiểm tra xem mình thuộc trường hợp nào trong 8 trường hợp này và xem cách xử lý mà Học Viện Kế Toán Việt Nam đã hướng dẫn để áp dụng nhé.
Bạn nên đọc:
– Hướng dẫn chi tiết khai bổ sung điều chỉnh thuế giá trị gia tăng
Vì sự thành công của bạn!
HỌC VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM – HUẤN LUYỆN KẾ TOÁN THỰC TẾ