Trong phạm vi bài viết này Học Viện Kế Toán Việt Nam hướng dẫn bạn cách tính thuế thu nhập cá nhân đối với thu nhập từ tiền lương tiền công của Cá nhân cư trú có ký hợp đồng lao động trên 3 tháng.
Nhóm cá nhân này sẽ được tính thuế theo biểu lũy tiến và được giảm trừ gia cảnh
Với nhóm cá nhân này thì cách tính thuế thu nhập cá nhân được thực hiện như sau:
Thuế TNCN = Thu nhập tính thuế x thuế suất biểu lũy tiến
Thu nhập tính thuế = Thu nhập chịu thuế – Các khoản giảm trừ
+ Thu nhập chịu thuế từ tiền lương tiền công là tiền lương, tiền công và các khoản có tính chất tiền lương, tiền công dưới các hình thức bằng tiền hoặc không bằng tiền.
Tuy nhiên không phải hoàn toàn các khoản thu nhập người lao động nhận được đều chịu thuế. Có những khoản được miễn thuế, có những khoản không phải chịu thuế.
Chi tiết về Các khoản thu nhập từ tiền lương tiền công không chịu thuế thu nhập cá nhân và miễn thuế
+ Các khoản giảm trừ gồm:
– Giảm trừ gia cảnh:
– Giảm trừ bản thân: 9 triệu đồng/tháng, 108 triệu đồng/năm
– Giảm trừ cho người phụ thuộc: 3,6 triệu/người phụ thuộc/tháng
– Giảm trừ đối với các khoản đóng bảo hiểm
– Giảm trừ đối với các khoản đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học, quỹ hưu trí tự nguyện
Biểu thuế suất lũy tiến:
Bậc thuế | Phần thu nhập tính thuế/năm (triệu đồng) | Phần thu nhập tính thuế/tháng (triệu đồng) | Thuế suất (%) |
1 | Đến 60 | Đến 5 | 5 |
2 | Trên 60 đến 120 | Trên 5 đến 10 10 | 10 |
3 | Trên 120 đến 216 | Trên 10 đến 18 15 | 15 |
4 | Trên 216 đến 384 | Trên 18 đến 32 20 | 20 |
5 | Trên 384 đến 624 | Trên 32 đến 52 25 | 25 |
6 | Trên 624 đến 960 | Trên 52 đến 80 30 | 30 |
7 | Trên 960 | Trên 80 35 | 35 |
Cách tính thuế
Bậc thuế | Thu nhập tính thuế /tháng | Thuế suất(%) | Tính số thuế phải nộp | |
Cách 1 | Cách 2 | |||
1 | Đến 5 triệu đồng trđ | 5 | 0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 | Trên 5 trđ đến 10 trđ | 10 | 0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT – 0,25 trđ |
3 | Trên 10 trđ đến 18 trđ | 15 | 0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT – 0,75 trđ |
4 | Trên 18 trđ đến 32 trđ | 20 | 1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT – 1,65 trđ |
5 | Trên 32 trđ đến 52 trđ | 25 | 4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT – 3,25 trđ |
6 | Trên 52 trđ đến 80 trđ | 30 | 9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 | Trên 80 trđ | 35 | 18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT – 9,85 trđ |
Ví dụ về cách tính thuế thu nhập cá nhân:
Ông A có thu nhập từ tiền lương, tiền công trong tháng là 32 triệu đồng và nộp các khoản bảo hiểm là: 7% bảo hiểm xã hội, 1,5% bảo hiểm y tế, 1 % bảo hiểm thất nghiệp trên tiền lương làm căn cứ đóng BHXH là 5 triệu đồng. Ông A nuôi 2 con dưới 18 tuổi, trong tháng Ông A không đóng góp từ thiện, nhân đạo, khuyến học. Thuế thu nhập cá nhân tạm nộp trong tháng của Ông A được tính như sau:
Thu nhập chịu thuế của Ông A: 32.000.000đ
Các khoản giảm trừ của Ông A:
– Bản thân ông: 9.000.000đ
– Người phụ thuộc: 3.600.000đ x 2 = 7.200.000đ
– Bảo hiểm: 5.000.000đ x (7% + 1,5% + 1%) = 475.000đ
Tổng giảm trừ: 9.000.000đ + 7.200.000đ + 475.000đ = 16.675.000đ
Thu nhập tính thuế ông A: 32.000.000đ – 16.675.000đ = 15.325.000đ
Xác định được ông A nằm ở bậc thuế thứ 3, thuế TNCN của ông A được tính như sau:
+ Bậc 1: thu nhập tính thuế đến 5 triệu đồng, thuế suất 5%:
5.000.000đ × 5% = 250.000đ
+ Bậc 2: thu nhập tính thuế trên 5 triệu đồng đến 10 triệu đồng, thuế suất 10%:
(10.000.000đ – 5.000.000đ) × 10% = 500.000đ
+ Bậc 3: thu nhập tính thuế trên 10 triệu đồng đến 18 triệu đồng, thuế suất 15%:
(15.325.000đ – 10.000.000đ) × 15% = 798.750đ
Vậy tổng thuế TNCN ông A phải tạm nộp trong tháng là
250.000đ + 500.000đ + 798.750đ = 1.548.750đ
Quan trọng trong thuế thu nhập cá nhân là bạn biết cách xác định đâu là thu nhập chịu thuế, không phải hoàn toàn những khoản mà người lao động nhận được từ người sử dụng lao động đều là thu nhập chịu thuế. Còn cách tính thuế thu nhập cá nhân thì đơn giản như ví dụ trên mà thôi.
Bạn muốn nắm rõ hơn về cách tính thuế thu nhập cá nhân, quy trình đăng ký MST thu nhập cá nhân, kê khai, quyết toán thuế TNCN, bạn có thể tham khảo thêm các khóa học Kế toán thực tế của Học Viện Kế Toán Việt Nam.
+ Kế toán thuế tổng hợp thực tế cho người Đã học kế toán
+ Kế toán thuế tổng hợp thực tế cho người Mới bắt đầu
+ Kế toán thực tế MÔ PHỎNG
+ Thực hành Kế toán thực tế trên Excel nâng cao
+ Thực hành Kế toán thuế thực tế trên Phần mềm kế toán
+ Khóa học thực tế về Lý thuyết và Thực hành kê khai thuế
HỌC VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM – ĐÀO TẠO KẾ TOÁN THỰC TẾ
Chúc bạn thành công!