Bạn đã và đang làm kế toán, có bao giờ bạn tự giải thích cách tính thuế thu nhập cá nhân mà bộ tài chính đã hướng dẫn không?
Theo hướng dẫn thông tư số 111/2013/TT-BTC ban hành ngày 15/08/2013 thì có 2 cách tính thuế thu nhập cá nhân (phụ lục số 01/PL-TNCN)
Trong bài viết này Học Viện Kế Toán Việt Nam sẽ giải thích cách tính thuế thu nhập cá nhân theo cách thứ 2 của phụ lục 01/PL-TNCN
Bậc |
Thu nhập tính thuế /tháng |
Thuế suất |
Tính số thuế phải nộp |
|
Cách 1 |
Cách 2 |
|||
1 |
Đến 5 triệu đồng trđ |
5% |
0 trđ + 5% TNTT | 5% TNTT |
2 |
Trên 5 trđ đến 10 trđ |
10% |
0,25 trđ + 10% TNTT trên 5 trđ | 10% TNTT – 0,25 trđ |
3 |
Trên 10 trđ đến 18 trđ |
15% |
0,75 trđ + 15% TNTT trên 10 trđ | 15% TNTT – 0,75 trđ |
4 |
Trên 18 trđ đến 32 trđ |
20% |
1,95 trđ + 20% TNTT trên 18 trđ | 20% TNTT – 1,65 trđ |
5 |
Trên 32 trđ đến 52 trđ |
25% |
4,75 trđ + 25% TNTT trên 32 trđ | 25% TNTT – 3,25 trđ |
6 |
Trên 52 trđ đến 80 trđ |
30% |
9,75 trđ + 30% TNTT trên 52 trđ | 30 % TNTT – 5,85 trđ |
7 |
Trên 80 trđ |
35% |
18,15 trđ + 35% TNTT trên 80 trđ | 35% TNTT – 9,85 trđ |
Theo cách tính thuế thu nhập cá nhân thứ 1 có lẽ ai cũng có thể dễ dàng tính ra được, nhưng hơi lâu một chút bởi chúng ta phải bóc ra thu nhập của từng bậc một để nhân với tỉ lệ thuế suất tương ứng của nó.
Còn với cách 2 thì sao, tại sao từ bậc 2 trở đi lại trừ đi những con số như 0,25 trđ (250.000đ), 0,75 trđ (750.000đ)….
Có thể có nhiều người có cách giải thích khác nhau. Học Viện Kế Toán Việt Nam giúp bạn cách giải thích cách tính thuế thu nhập cá nhân theo phân tích dưới đây:
Bậc 2: 0,25trđ = 10trđ x 10% – (5000000*5%+5000000*10%)
Bậc 3: 0,75trđ = 18trđ x 15% – (5000000*5%+5000000*10%+8000000*15%)
Bậc 4: 1,65trđ = 32trđ x 20% – (5000000*5%+5000000*10%+8000000*15%+14000000*20%)
… Tương tự cho các bậc sau và bạn sẽ dễ dàng nhìn thấy rằng biểu thức sau của công thức chính là cách tính thuế thu nhập cá nhân của cách 1.
Bạn có thể xem bảng tính dưới đây:
Bậc |
Thu nhập tính thuế/tháng (trđ) |
Mức TNTT cao nhất của mỗi bậc |
Thuế suất |
Mức TNTT cao nhất của mỗi bậc nhân với thuế suất |
Số tiền thuế tính theo cách 1 |
Chênh lệch |
(1) |
(2) |
(3) |
(4) |
(5) = (3) x (4) |
(6) |
(7) = (5) – (6) |
Bậc 1 |
0 – <= 5 |
5.000.000 |
5% |
250.000 |
250.000 |
– |
Bậc 2 |
5 – <= 10 |
10.000.000 |
10% |
1.000.000 |
750.000 |
250.000 |
Bậc 3 |
10 – <= 18 |
18.000.000 |
15% |
2.700.000 |
1.950.000 |
750.000 |
Bậc 4 |
18 – <= 32 |
32.000.000 |
20% |
6.400.000 |
4.750.000 |
1.650.000 |
Bậc 5 |
32 – <= 52 |
52.000.000 |
25% |
13.000.000 |
9.750.000 |
3.250.000 |
Bậc 6 |
52 – <= 80 |
80.000.000 |
30% |
24.000.000 |
18.150.000 |
5.850.000 |
Bậc 7 |
> 80 |
100.000.000 |
35% |
35.000.000 |
25.150.000 |
9.850.000 |
Hi vọng với cách giải thích cách tính thuế thu nhập cá nhân trên bạn đã không còn thắc mắc về cách tính thuế thu nhập cá nhân thứ 2 của thuế TNCN nữa. Và để nhanh chóng tính ra số thuế TNCN trên excel bạn có thể dùng hàm IF nhé.
Xem bài viết về Công thức tính thuế thu nhập cá nhân trên Excel
Xem bài tập tổng hợp về thuế thu nhập cá nhân
Để nắm rõ hơn nữa về thuế TNCN và các loại thuế khác mời bạn xem chi tiết tại các khóa học thực tế chuyên sâu của – Học Viện Kế Toán Việt Nam:
+ Kế toán thuế tổng hợp thực tế cho người Đã học kế toán
+ Kế toán thuế tổng hợp thực tế cho người Mới bắt đầu
+ Kế toán thực tế MÔ PHỎNG
+ Thực hành Kế toán thực tế trên Excel nâng cao
+ Khóa học thực tế về Thực hành kê khai thuế
+ Thực hành Kế toán thuế thực tế trên Phần mềm kế toán
Vì sự thành công của bạn!
HỌC VIỆN KẾ TOÁN VIỆT NAM – HUẤN LUYỆN KẾ TOÁN THỰC TẾ