Các trường hợp tạm ứng không phải xuất hóa đơn hay nhận tiền đặt cọc không phải xuất hóa đơn trong cung cấp dịch vụ được hướng dẫn rất cụ thể tại nghị định số 123/2020/NĐ-CP.
Nếu như các văn bản hướng dẫn về hóa đơn trước đây không nói rõ từng trường hợp mà chỉ nói chung chung về thời điểm lập hóa đơn đối với dịch vụ. Thì ở nghị định 123/2020/NĐ-CP đã quy định rõ ràng hơn, theo đó:
Thời điểm lập hóa đơn đối với hoạt động cung cấp dịch vụ
Là thời điểm hoàn thành việc cung cấp dịch vụ không phân biệt đã thu được tiền hay chưa thu được tiền. Trường hợp người cung cấp dịch vụ có thu tiền trước hoặc trong khi cung cấp dịch vụ thì thời điểm lập hóa đơn là thời điểm thu tiền (không bao gồm trường hợp thu tiền đặt cọc hoặc tạm ứng để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ: kế toán, kiểm toán, tư vấn tài chính, thuế; thẩm định giá; khảo sát, thiết kế kỹ thuật; tư vấn giám sát; lập dự án đầu tư xây dựng).

Trường hợp tạm ứng không phải xuất hóa đơn
Như vậy các trường hợp tạm ứng không phải xuất hóa đơn trong cung cấp dịch vụ là
Tạm ứng hoặc nhận tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng cung cấp các dịch vụ:
- Kế toán, Kiểm toán, Tư vấn tài chính, thuế;
- Thẩm định giá;
- Khảo sát, thiết kế kỹ thuật;
- Tư vấn giám sát;
- Lập dự án đầu tư xây dựng.
Như vậy nếu doanh nghiệp bạn hoạt động trong các lĩnh vực trên và có nhận tiền tạm ứng hoặc tiền đặt cọc để đảm bảo thực hiện hợp đồng với đối tác thì kế toán không phải xuất hóa đơn cho số tiền này.
Ngoài những lĩnh vực trên thì khi tạm ứng hoặc nhận tiền đặt cọc kế toán sẽ phải xuất hóa đơn để thu tiền.
Trên đây là hướng dẫn chi tiết các trường hợp tạm ứng không phải xuất hóa đơn, nhận tiền đặt cọc không phải xuất hóa đơn đối với hoạt động cung cấp dịch vụ. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng liên hệ để cùng chia sẻ. Chúc bạn thành công!
Xem thêm về hóa đơn: