Cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

0

Tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng là một trong ba phương pháp trích khấu hao của tài sản cố định. Đây cũng là một trong các phương pháp thường xuyên được sử dụng trong doanh nghiệp. Theo phương pháp này tài sản cố định sẽ được trích khấu hao theo mức tính ổn định từng năm vào chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp của tài sản cố định tham gia vào hoạt động kinh doanh. Vậy cụ thể cách tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng được thực hiện như thế nào. Sau đây Học Viện Kế Toán Việt Nam sẽ hướng dẫn cho các bạn chi tiết như sau:

1. Cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

+ Xác định mức khấu hao năm theo phương pháp đường thẳng được áp dụng như sau:

Cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng (năm)

+ Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng bằng số khấu hao phải trích cả năm chia cho 12 tháng.
Hay công thức:

Cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng

Cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng (tháng)

Ví dụ 1: Ngày 01/08/2016 Công ty A nhập mua 01 ô tô tải, đã hoàn tất thủ tục ghi tăng tài sản cố định:

  • Nguyên giá tập hợp được: 600.000.000 đ.
  • Phương pháp khấu hao: Áp dụng tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng.
  • Thời gian sử dung: 10 năm (căn cứ phụ lục kèm theo thông tư 45/2013/TT-BTC)

+ Mức trích khấu hao trung bình hàng năm của tài sản cố định:

= 600.000.000/10 năm = 60.000.000đ/năm

+ Mức trích khấu hao hàng tháng của tài sản cố định:

= 60.000.000/12 tháng = 5.000.000đ/tháng

hoặc bằng 600.000.000/10*12 = 5.000.000đ/tháng

Lưu ý: Theo khoản 9, điều 9, thông tư 45/2013/TT-BTC – “9. Việc trích hoặc thôi trích khấu hao TSCĐ được thực hiện bắt đầu từ ngày (theo số ngày của tháng) mà TSCĐ tăng hoặc giảm”.

>> Như vậy đối với những tài sản không đưa vào sử dụng từ ngày đầu tháng thì bạn sẽ tính khấu hao chi tiết theo số ngày thực tế sử dụng tài sản trong tháng đó. Từ những tháng sau trở đi thì mức khấu hao được tính đủ cho một tháng.

Công thức tính khấu hao đối với tài sản không đưa vào sử dụng từ ngày đầu tháng như sau:

Cách tính khấu thao tròn ngày

Cách tính khấu hao tròn ngày

Trong đó: Số ngày sử dụng trong tháng = Tổng số ngày của tháng p/s – Ngày bắt đầu sử dụng + 1

Ví dụ 2: Cũng ví dụ trên, giả sử ngày đưa vào sử dụng là 10/08/2016 thì mức khấu hao tài sản cố định của tháng 08/2016 là:

Tinh khấu hao theo phương pháp đường thẳng

2. Cách tính khấu hao theo phương pháp đường thẳng cho trường hợp thời gian hay nguyên giá tài sản cố định bị thay đổi

Doanh nghiệp phải xác định lại mức trích khấu hao trung bình của tài sản cố định bằng cách lấy giá trị còn lại trên sổ kế toán chia (:) cho thời gian trích khấu hao xác định lại hoặc thời gian trích khấu hao còn lại (được xác định là chênh lệch giữa thời gian trích khấu hao đã đăng ký trừ thời gian đã trích khấu hao) của tài sản cố định.

Ví dụ 3: Vẫn theo ví dụ 1 nhưng Sau 3 năm sử dụng, doanh nghiệp nâng cấp tài sản cố định với tổng chi phí là 210 triệu đồng, thời gian sử dụng được đánh giá lại là 9 năm (tăng 2 năm so với thời gian sử dụng đã đăng ký ban đầu), ngày hoàn thành đưa vào sử dụng là 1/8/2018.

Cách tính khấu hao đường thẳng như sau:

  • Nguyên giá tài sản cố định đánh giá lại: = 600trđ + 210trđ = 810trđ
  • Số khấu hao luỹ kế đã trích = 60trđ x 3 năm = 180trđ
  • Giá trị còn lại trên sổ kế toán = 810trđ – 180trđ = 630 triệu đồng
  • Mức trích khấu hao trung bình hàng năm = 630trđ : 9 năm = 70trđ/năm
  • Mức trích khấu hao trung bình hàng tháng = 70trđ : 12 tháng = 5,833trđ/tháng

>> Từ năm 2018 trở đi, doanh nghiệp trích khấu hao vào chi phí kinh doanh mỗi tháng 5.833.333đ đối với tài sản cố định vừa được nâng cấp.

3. Xác định mức trích khấu hao tài sản cho tháng cuối cùng

Như các bạn vừa được biết ở trên thì mức khấu hao đường thẳng sẽ làm số khấu hao hàng tháng là giống nhau. Nhưng nếu tháng đầu tiên mà không đưa vào sử dụng từ đầu tháng thì chúng ta phải tính lại khấu hao theo ngày. Do đó khấu hao của tháng đầu tiên sẽ khác khấu hao của những tháng tiếp theo. Từ đó dẫn đến số khấu hao của tháng cuối cùng cũng sẽ không giống với số khấu hao của những tháng trước đó. Vậy mức khấu hao của tháng cuối cùng sử dụng tài sản được tính như thế nào?

Bằng hiệu số giữa giữa nguyên giá tài sản cố định và số khấu hao luỹ kế đã thực hiện đến tháng trước tháng cuối cùng của tài sản cố định đó.

Ví dụ 4: Như ví dụ 1 và ví dụ 2, xe tải đưa vào sử dụng từ ngày 10/08/2016 đến hết 09/08/2026 sẽ hết thời gian khấu hao. (10 năm = 120 tháng)

Đến hết 07/2026 mức trích khấu hao lũy kế của tài sản là:

= 3.548.387đ + 119 tháng x 5.000.000đ/tháng = 598.548.387đ

Vậy khấu hao của tháng cuối cùng là: 600.000.000đ – 598.548.387đ = 1.451.613đ

(119 tháng là tổng số tháng được khấu hao tròn tháng tình từ tháng 9/2016 đến hết tháng 7/2026)

Với bài tập tình huống trên hi vọng các bạn đã nắm rõ về cách tính khấu hao tài sản cố định theo phương pháp đường thẳng. Về mặt hồ sơ sổ sách, giấy tờ của tài sản cố định thì còn rất nhiều  vấn đề phức tạp. Bạn vui lòng đọc thêm những bài viết liên quan phí dưới nhé:

Xem thêm về khấu hao tài sản cố định:



About Author

Chào mừng bạn đến Học Viện Kế Toán Việt Nam - Tổ chức Huấn luyện Kế toán thực tế chuyên sâu. Chúng tôi rất hạnh phúc khi được cho đi những kiến thức mà mình tích lũy được. Và hạnh phúc hơn khi được bạn chia sẻ nó. Cảm ơn bạn! - Liên hệ tư vấn và ĐĂNG KÝ HỌC ONLINE: 0973 09 22 99