Cách xử lý hóa đơn hàng bán bị trả lại

0

Doanh nghiệp bạn bán hàng, đã giao hóa đơn cho người mua, sau đó bị người mua trả lại hàng vì một lý do nào đó. Trường hợp này không phải cứ nhận lại hàng là xong, mà cần phải đảm bảo các thủ tục theo quy định của pháp luật về thuế. Vậy cụ thể tình huống này như thế nào? Xử lý hóa đơn hàng bán bị trả lại ra sao? Chúng ta cùng tìm hiểu nhé:

Cách xử lý hóa đơn hàng bán bị trả lại

Cách xử lý hóa đơn hàng bán bị trả lại

Xử lý hóa đơn hàng bán bị trả lại

Xuất hóa đơn trả lại
(Theo điểm 2.8 phụ lục 4 TT39/2014/TT -BTC )

Người mua là đối tượng có hóa đơn
  • Người mua cần lập hóa đơn trả lại hàng cho người bán, trên hoá đơn ghi rõ hàng hoá trả lại người bán do lỗi ……, theo hóa đơn số…. ngày tháng…. ký hiệu…. mẫu số……
  • Đồng thời người mua lập “Biên bản trả lại hàng”. Trên biên bản ghi rõ lý do trả lại hàng và số hiệu hóa đơn trả lại hàng số…., ký hiệu…., ngày tháng…
  • Biên bản cần có chữ ký, đóng dấu xác nhận của 2 bên.
Người mua là đối tượng không có hóa đơn
  • Bên mua và bên bán phải lập biên bản ghi rõ loại hàng hoá, số lượng, giá trị hàng trả lại theo giá không có thuế GTGT, tiền thuế GTGT theo hóa đơn số…. ngày tháng…. ký hiệu…. mẫu số….. đã lập trước đó, lý do trả hàng và bên bán thu hồi hóa đơn đã lập.
  • Biên bản này được lưu giữ cùng với hoá đơn bán hàng (bị trả lại) để làm căn cứ điều chỉnh kê khai doanh số bán ra, thuế GTGT đầu ra của bên bán. (thường thì bên bán phải lập biên bản này và lấy chữ ký của bên mua).

Hạch toán

Bên mua
(Bên trả lại hàng)

Hạch toán giảm hàng hóa.

Nợ TK 111, 112, 331 – Tổng thanh toán
Có TK 156 – Giá chưa thuế
Có TK 1331 – Thuế trên hóa đơn

Bên bán
(Bên bị trả lại hàng)

– Khi nhập kho hạch toán giảm giá vốn của HBBTL

Nợ TK 152, 155, 156… (hàng tồn kho)
Có TK 632 – Giá vốn hàng bán.

– Hạch toán giảm doanh thu do bị trả lại

Nợ TK 511 (DN nhỏ, vừa) hoặc 5213 (DN lớn)
Nợ TK 33311 – (nếu có)
Có TK 111, 112, 131, … Tổng số tiền trên hóa đơn.

Chi phí phát sinh liên quan (nếu có).

Nợ TK 641 – Chi phí bán hàng (DN lớn)
Nợ TK 6421 – Chi phí bán hàng (DN nhỏ, vừa)
Có các TK 111, 112, 141, 334, …

Kê khai

Lưu ý khi kê khai:
  • Kê khai thuế vào tháng hoặc quý phát sinh hóa đơn hàng bán trả lại.
  • Trường hợp người mua là đối tượng không có hóa đơn thì bên bán căn cứ vào biên bản trả lại hàng để điều chỉnh doanh số, thuế GTGT của hàng trả lại.

Xử lý hóa đơn hàng bán bị trả lại nêu trên là trong trường hợp cả doanh nghiệp bán hàng và mua hàng đều kê khai thuế giá trị gia tăng theo phương pháp khấu trừ. Vậy trường hợp kê khai VAT trực tiếp thì sao? Chúng ta sẽ tìm hiểu ở bài viết lần sau nhé.

Xem thêm về xử lý hóa đơn trả lại:



About Author

Chào mừng bạn đến Học Viện Kế Toán Việt Nam - Tổ chức Huấn luyện Kế toán thực tế chuyên sâu. Chúng tôi rất hạnh phúc khi được cho đi những kiến thức mà mình tích lũy được. Và hạnh phúc hơn khi được bạn chia sẻ nó. Cảm ơn bạn! - Liên hệ tư vấn và ĐĂNG KÝ HỌC ONLINE: 0973 09 22 99