Liên quan đến hạch toán xuất khẩu hàng hóa, những bài trước chúng ta đã tìm hiểu về:
Trong bài viết lần này vaa.com.vn sẽ hướng dẫn bạn về cách hạch toán xuất khẩu hàng hóa để thực hiện ghi sổ kế toán.
A/ Hướng dẫn chung về các bút toán hạch toán xuất khẩu hàng hóa:
a/ Ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu
+ Trường hợp tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp tại thời điểm giao dịch phát sinh, sẽ phản ánh doanh thu không bao gồm thuế xuất khẩu:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
+ Trường hợp không tách ngay được thuế xuất khẩu phải nộp thì phản ánh doanh thu bao gồm cả thuế xuất khẩu:
Nợ các TK 111, 112, 131 (tổng giá thanh toán)
Có TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
=> Định kỳ khi xác định số thuế xuất khẩu phải nộp:
Nợ TK 511 – Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ
Có TK 3333 – Thuế xuất nhập khẩu (chi tiết thuế XK).
b/ Ghi nhận giá vốn:
Nợ TK 632 – Giá vốn hàng bán
Có TK 155, 156…
c/ Khi nộp tiền thuế xuất khẩu vào NSNN:
Nợ TK 3333 – Thuế xuất, nhập khẩu (chi tiết thuế xuất khẩu)
Có các TK 111, 112,…
d/ Thuế xuất khẩu được hoàn hoặc được giảm (nếu có):
Nợ các TK 111, 112, 3333
Có TK 711 – Thu nhập khác.
>>> Trong các bút toán nêu trên của quá trình xuất khẩu thì:
– Giá vốn: Giá trị hạch toán được tính theo các phương pháp tính giá xuất kho của doanh nghiệp (Bình quân, Nhập trước xuất trước, đích danh) mà không liên quan đến tỷ giá.
– Thuế xuất khẩu: Căn cứ theo tỷ giá hải quan
– Doanh thu: Đây là vấn đề phức tạp hơn, tỷ giá hạch toán doanh thu sẽ được ghi nhận theo nhiều trường hợp xảy ra. Các trường hợp này đã được đề cấp ở bài viết:
B/ Sử dụng tỷ giá trong quá trình hạch toán xuất khẩu hàng hóa
1/ Nhận tiền trước toàn bộ, xuất hàng sau:
Tỷ giá hạch toán doanh thu là tỷ giá giao dịch thực tế mua vào của NHTM nơi DN chỉ định thanh toán tại ngày nhận tiền trước.
+ Khi nhận trước toàn bộ tiền hàng:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá giao dịch thực tế mua vào tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
+ Khi xuất hàng ghi nhận theo tỷ giá tại thời điểm nhận trước:
Nợ TK 131 – Phải thu của khách hàng (tỷ giá thời điểm nhận trước)
Có các TK 511
Với trường hợp này, tại 2 thời điểm đều sử dụng chung 1 tỷ giá là của ngày nhận tiền trước. Nên không phát sinh chênh lệch tỷ giá.
2/ Xuất khẩu trước, thu tiền sau: Tỷ giá hạch toán doanh thu là tỷ giá của ngày xuất khẩu.
+ Ghi nhận doanh thu hàng xuất khẩu:
Nợ TK 131 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có các TK 511 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
+ Khi thu được tiền ngoại tệ:
– Nếu lỗ tỷ giá:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 (tỷ giá ngày giao dịch < tỷ giá ghi sổ 131)
Có 131 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
– Nếu lãi tỷ giá:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có 131 (tỷ giá ghi sổ kế toán)
Có TK 515 (tỷ giá ngày giao dịch > tỷ giá ghi sổ 131).
3/ Nhận trước một phần tiền hàng, sau đó xuất hàng, phần còn lại thu sau. Quá trình hạch toán xuất khẩu hàng hóa như sau:
+ Khi nhận trước 1 phần tiền hàng:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước)
Có TK 131 – Phải thu của khách hàng.
+ Khi xuất khẩu hàng cho khách:
– Đối với phần doanh thu tương ứng với số tiền đã nhận trước của người mua, thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm nhận trước:
Nợ TK 131 – (tỷ giá thực tế thời điểm nhận trước)
Có các TK 511.
– Đối với phần doanh thu chưa thu được tiền, thì ghi nhận theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh:
Nợ TK 131 – (theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời điểm phát sinh)
Có các TK 511
+ Khi khách hàng trả nốt số tiền còn lại:
Nợ các TK 111 (1112), 112 (1122) (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Nợ TK 635 – (nếu tỷ giá ngày giao dịch < tỷ giá ghi sổ 131 )
Có các TK 131 – (tỷ giá ghi sổ kế toán).
Có TK 515 – (nếu tỷ giá ngày giao dịch > tỷ giá ghi sổ 131)
4/ Ngày xuất khẩu và ngày nhận tiền là một
Tức khách hàng trả tiền ngay cùng ngày hoàn thành thủ tục xuất khẩu. Thì tỷ giá hạch toán doanh thu chính là tỷ giá của ngày đó luôn.
Nợ các TK 111(1112), 112(1122)… (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch)
Có TK 511 (tỷ giá thực tế tại ngày giao dịch).
Ok xong, vậy là Học Viện Kế Toán Việt Nam đã hướng dẫn chi tiết việc hạch toán xuất khẩu hàng hóa rồi bạn nhé. Mong rằng các bạn sẽ hiểu và áp dụng tốt cho doanh nghiệp của mình. Nếu còn vướng mắc thì hãy liên hệ để được giải đáp.
Chúc thành công! Xin chào và hẹn gặp lại!