Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý không?

0

Theo quy định hiện nay (2021) hóa đơn điện tử chuyển đổi sang bản giấy (chứng từ giấy) là được phép, chủ yếu để phục vụ lưu thông hàng hóa trên đường đi… (theo lộ trình thì sau này việc kiểm tra hàng hóa lưu thông sẽ được cơ quan chức năng truy vấn vào cơ sở dữ liệu của cơ quan thuế).

(Theo quan điểm cá nhân của người viết bài này thì dùng từ “bản giấy hay chứng từ giấy” như trên là để phân biệt với hóa đơn giấy. Hóa đơn giấy là các hình thức: Hóa đơn đặt in, Hóa đơn tự in, Hóa đơn giấy mua của cơ quan thuế).

Giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử chuyển đổi

Giá trị pháp lý của hóa đơn điện tử chuyển đổi

Câu hỏi đặt ra, Hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý không?

Quy định rất rõ có tại Điều 10, Nghị định 119/2018/NĐ-CP, ban hành ngày 12/09/2018, hiệu lực thi hành ngày 01/11/2018.

Điều 10. Chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy

  1. Hóa đơn điện tử hợp pháp được chuyển đổi thành chứng từ giấy.
  2. Việc chuyển đổi hóa đơn điện tử thành chứng từ giấy phải bảo đảm sự khớp đúng giữa nội dung của hóa đơn điện tử và chứng từ giấy sau khi chuyển đổi.
  3. Hóa đơn điện tử được chuyển đổi thành chứng từ giấy thì chứng từ giấy chỉ có giá trị lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử, không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán, trừ trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế theo quy định tại Nghị định này.

Như vậy, nếu không thuộc trường hợp hóa đơn được khởi tạo từ máy tính tiền có kết nối chuyển dữ liệu điện tử với cơ quan thuế thì HĐĐT chuyển đổi sang chứng từ giấy (bản giấy) sẽ không có giá trị pháp lý. Vì nó không có hiệu lực để giao dịch, thanh toán.

Lúc này HĐĐT chuyển đổi sang chứng từ giấy chỉ để:

Làm căn cứ lưu giữ để ghi sổ, theo dõi theo quy định của pháp luật về kế toán, pháp luật về giao dịch điện tử.

Vì không có giá trị pháp lý, nên sau khi chuyển đổi thì chứng từ giấy này cũng không cần phải đóng dấu hay ký tá của đại diện pháp luật gì cả.

Hóa đơn điện tử sau khi chuyển đổi sang chứng từ giấy thì trên chứng từ giấy phải có dấu hiệu nhận biết đó là chứng từ được chuyển đổi từ hóa đơn điện tử. Dấu hiệu nhận biết gồm:

  • Trên chứng từ giấy phải ghi rõ “HOÁ ĐƠN CHUYỂN ĐỔI TỪ HOÁ ĐƠN ĐIỆN TỬ”
  • Họ và tên, chữ ký của người được thực hiện chuyển đổi.
  • Thời gian thực hiện chuyển đổi.
  • Không cần chữ ký, con dấu của người đại diện pháp luật (chỗ này là mình viết thêm 🙂 )

Trên đây những giải thích để trả lời cho câu hỏi “hóa đơn điện tử chuyển đổi có giá trị pháp lý không”? Hy vọng các bạn đã hiểu rõ vẫn đề.

Xem thêm về hóa đơn chứng từ:



About Author

Chào mừng bạn đến Học Viện Kế Toán Việt Nam - Tổ chức Huấn luyện Kế toán thực tế chuyên sâu. Chúng tôi rất hạnh phúc khi được cho đi những kiến thức mà mình tích lũy được. Và hạnh phúc hơn khi được bạn chia sẻ nó. Cảm ơn bạn! - Liên hệ tư vấn và ĐĂNG KÝ HỌC ONLINE: 0973 09 22 99