Hướng dẫn hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ

0

Để thực hiện hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ bạn cần nắm rõ được quy trình hạch toán kết chuyển. Nắm rõ đầy đủ các bút toán cần kết chuyển. Từ đó dựa vào số liệu thực tế của doanh nghiệp để kiểm tra xem đã làm đầy đủ chưa:

1/ Kết chuyển các khoản giảm trừ doanh thu (nếu có)

Nợ TK 511/ Có TK 5211, 5212, 5213 (Doanh nghiệp nhỏ và vừa không có bút toán này vì không có TK521)

2/ Kết chuyển doanh thu thuần, doanh thu tài chính, thu khác trong kỳ

a/ Kết chuyển doanh thu thuần

Nợ TK 511/ Có TK 911 = Tổng phát sinh Có TK 511 – Tổng phát sinh Nợ TK 511

b/ Kết chuyển doanh thu tài chính

Nợ TK 515/ Có TK 911 = Tổng phát sinh Có TK 515 – Tổng phát sinh Nợ TK 515

c/ Kết chuyển thu nhập khác

Nợ TK 711/ Có TK 911 = Tổng phát sinh Có TK 711 – Tổng phát sinh Nợ TK 711

3/ Kết chuyển giá vốn và các chi phí trong kỳ

a/ Kết chuyển giá vốn hàng bán

Nợ TK 911/ Có TK 632 = Tổng phát sinh Nợ TK 632 – Tổng phát sinh Có TK 632

b/ Kết chuyển chi phí tài chính

Nợ TK 911/ Có TK 635 = Tổng phát sinh Nợ TK 635 – Tổng phát sinh Có TK 635

c/ Kết chuyển chi phí bán hàng

Nợ TK 911/ Có TK 641 (hoặc 6421) = Tổng phát sinh Nợ TK 641 – Tổng phát sinh Có TK 641

d/ Kết chuyển chi phí quản lý

Nợ TK 911/ Có TK 642 (hoặc 6422) = Tổng phát sinh Nợ TK 642 – Tổng phát sinh Có TK 642

e/ Kết chuyển chi phí khác

Nợ TK 911/ Có TK 811 = Tổng phát sinh Nợ TK 811 – Tổng phát sinh Có TK 811

Hướng dẫn hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ

Hướng dẫn hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ

4/ Tạm tính thuế TNDN phải nộp theo quý (Nếu quý đó có lãi)

Bút toán này thực hiện vào thời điểm cuối mỗi quý, nếu sau khi bù trừ lãi (lỗ) của quý và trừ đi số lỗ quý trước (nếu có) mà thấy quý đó có lãi thì mới phải tính thuế TNDN.

Bước 1: Tính lãi (lỗ) của quý

Lợi nhuận trước thuế = Tổng phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911

Bước 2: Tính thu nhập tính thuế:

Nếu kết quả bước 1 dương (lãi trước thuế TNDN) thì được trừ đi số lỗ quý trước (nếu có) và thực hiện bóc tách các khoản chi phí không được trừ. Phần còn lại là thu nhập tính thuế.

Nợ TK 821/ Có TK 3334 = Thu nhập tính thuế (nhân) x % thuế suất thuế TNDN.

5/ Kết chuyển chi phí thuế TNDN trong kỳ (nếu có)

Nợ TK 911/ Có TK 821 = Tổng phát sinh Nợ TK 821 – Tổng phát sinh Có TK 821

6/ Kết chuyển lãi/lỗ sau thuế trong kỳ

+ Nếu bên Có TK 911 (DT) lớn hơn bên Nợ TK 911 (CP) tức có LÃI

Nợ TK 911/ Có TK 4212 = Tổng phát sinh Có TK 911 – Tổng phát sinh Nợ TK 911

+ Nếu bên Có TK 911 (DT) nhỏ hơn bên Nợ TK 911 (CP) tức bị LỖ

Nợ TK 4212/ Có TK 911 = Tổng phát sinh Nợ TK 911 – Tổng phát sinh Có TK 911

(Lưu ý: Nếu trường hợp lỗ thì không có bước 4 và 5, từ bước 3 xuống bước 6 luôn)

7/ Khấu trừ thuế giá trị gia tăng (với doanh nghiệp áp dụng VAT khấu trừ)

Nợ TK 3331/ Có TK 133 = Số tiền nhỏ hơn của 1 trong 2 tài khoản 133 hoặc 3331

Xem >> Hướng dẫn kết chuyển thuế GTGT cuối kỳ

Trên đây là hướng dẫn hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ theo thông tư 200/2014/TT-BTC và thông tư 133/2016/TT-BTC. Không có sự khác biệt về bản chất đối với hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ giữa hai thông tư. Mà chỉ có khác nhau về một số tài khoản kế toán.

Nếu bạn làm kế toán trên phần mềm viết sẵn thì phần mềm sẽ chạy tự động các bút toán này cho bạn. Nhưng nếu bạn tự làm trên excel thì bạn cần nắm đầy đủ các bút toán này và áp dụng công thức excel để tổng hợp số liệu. (thông thường là dùng hàm SUMIF hay SUMFS…)

Xem ngay Video hướng dẫn hạch toán các bút toán kết chuyển cuối kỳ dưới đây

BẠN NÊN XEM:



About Author

Chào mừng bạn đến Học Viện Kế Toán Việt Nam - Tổ chức Huấn luyện Kế toán thực tế chuyên sâu. Chúng tôi rất hạnh phúc khi được cho đi những kiến thức mà mình tích lũy được. Và hạnh phúc hơn khi được bạn chia sẻ nó. Cảm ơn bạn! - Liên hệ tư vấn và ĐĂNG KÝ HỌC ONLINE: 0973 09 22 99