Không muốn tham gia bảo hiểm bắt buộc cần phải làm gì? Bạn cần phải nắm được quy định về tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm là tiền lương gồm những khoản thu nhập nào. Theo đó, tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm gồm: Tiền lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác theo quy định của pháp luật về lao động.
Quy định như vậy thì còn chung chung quá, nên bảo hiểm đã giúp bạn chi tiết ra 15 khoản thu nhập không phải tính đóng bảo hiểm. Trừ những khoản thu nhập này ra, phần còn lại khi doanh nghiệp trả cho người lao động thì đó chính là tiền lương làm căn cứ tính đóng bảo hiểm.
Không muốn tham gia bảo hiểm thì thu nhập trả cho người lao động cần có những khoản sau.
(1) Tiền thưởng theo quy định của Bộ luật lao động;
(2) Tiền thưởng sáng kiến;
(3) Tiền ăn giữa ca;
(4) Khoản hỗ trợ xăng xe;
(5) Khoản hỗ trợ điện thoại;
(6) Khoản hỗ trợ đi lại;
(7) Khoản hỗ trợ tiền nhà ở;
(8) Khoản hỗ trợ tiền giữ trẻ;
(9) Khoản hỗ trợ nuôi con nhỏ;
(10) Hỗ trợ khi người lao động có thân nhân bị chết;
(11) Hỗ trợ khi người lao động có người thân kết hôn;
(12) Hỗ trợ khi sinh nhật của người lao động;
(13) Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị tai nạn lao động;
(14) Trợ cấp khi người lao động gặp hoàn cảnh khó khăn khi bị bệnh nghề nghiệp;
(15) Các khoản hỗ trợ, trợ cấp khác ghi thành mục riêng trong hợp đồng lao động.
Khi sử dụng các khoản thu nhập không phải đóng bảo hiểm nêu trên bạn nên cân nhắc nhiều yếu tố. Không phải doanh nghiệp nào cũng đưa tất cả những khoản đó vào được. Tùy đặc điểm từng doanh nghiệp mà các bạn lựa chọn những khoản nào cho phù hợp.
Làm kế toán thật là đau đầu phải không các bạn? Vừa phải hài lòng chủ doanh nghiệp, vừa phải làm sao để không vi phạm pháp luật. Không muốn tham gia bảo hiểm thật là đau đầu 🙁
Xem thêm về bảo hiểm: