Nguyên tắc bù trừ khoản nộp thừa vào ngân sách nhà nước được quy định như thế nào? Thứ tự bù trừ ra sao và thủ tục bù trừ như thế nào. Mời các bạn cùng tham khảo bài viết dưới đây:
1. Một số khái niệm cần biết
- Khoản nộp thừa, gồm: Tiền thuế nộp thừa, Tiền chậm nộp nộp thừa, Tiền phạt nộp thừa. (= Số đã nộp – Số phải nộp > 0)
- Khoản nợ, gồm: Tiền thuế còn nợ, Tiền chậm nộp còn nợ, Tiền phạt còn nợ
(Vd: Hồ sơ khai thuế đã nộp có phát sinh tiền thuế phải nộp và khi hết hạn nộp tiền thuế mà chưa nộp thì đó là một khoản nợ tiền thuế) - Khoản thu phát sinh, gồm: Tiền thuế phải nộp của kỳ tiếp theo, Tiền chậm nộp phải nộp của kỳ tiếp theo, Tiền phạt phải nộp của kỳ tiếp theo (kỳ chưa kê)
2. Thứ tự bù trừ khoản nộp thừa
Người nộp thuế có Khoản Nộp Thừa thì được bù trừ:
- Đầu tiền là được bù trừ với Khoản Nợ
- Sau đó hoặc trừ vào Khoản Thu Phát Sinh của kỳ tiếp theo
- Hoặc được hoàn trả Khoản Nộp Thừa khi người nộp thuế không còn khoản nợ.

Nguyên tắc bù trừ khoản nộp thừa
3. Nguyên tắc bù trừ khoản nộp thừa
3.1. Trường hợp 1
Bù trừ với khoản nợ hoặc khoản thu phát sinh có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách.
Lúc này người nộp thuế được Bù Trừ Tự Động, tức là:
- Người nộp thuế không phải gửi hồ sơ đề nghị bù trừ
- Cơ quan thuế thực hiện tự động bù trừ trên hệ thống quản lý thuế và cung cấp thông tin về nghĩa vụ thuế cho DN thông qua tài khoản giao dịch thuế điện tử.
Ví dụ:
- Kỳ khai thuế tháng 5/N đã nộp thừa thuế GTGT là 10đ (tiểu mục 1701)
- Tháng 6/N phát sinh phải nộp thuế GTGT là 7đ (tiểu mục 1701)
- Khoản thừa và khoản nợ này cùng địa bàn thu NSNN và cùng tiểu mục 1701
- Nên được CQT tự động bù trừ. Sau khi bù trừ thì vẫn còn thừa 3đ
3.2. Trường hợp 2
Bù trừ với khoản nợ hoặc khoản thu phát sinh có cùng nội dung kinh tế (tiểu mục) và cùng địa bàn thu ngân sách của người nộp thuế khác khi người nộp thuế không còn khoản nợ.
Thủ tục bù trừ:
- Người nộp thuế gửi hồ sơ đề nghị bù trừ, gồm: Văn bản đề nghị theo mẫu quy định và tài liệu liên quan (nếu có).
- CQT sau khi kiểm tra thông tin theo văn bản đề nghị sẽ có phúc đáp cho Doanh nghiệp.
4. Hoàn trả khoản nộp thừa
4.1. Người nộp thuế được hoàn trả khoản nộp thừa khi
- Không có khoản nợ
- Sau khi bù trừ với khoản nợ mà vẫn còn thừa
4.2. Hồ sơ hoàn trả khoản nộp thừa
- Văn bản đề nghị theo mẫu quy định
- Các tài liệu đính kèm (nếu có)
- Văn bản ủy quyền trong trường hợp người nộp thuế không trực tiếp thực hiện thủ tục. (trừ trường hợp thuê đại lý thuế)
Trên đây là quy định chung về nguyên tắc bù trừ khoản nộp thừa (tiền thuế nộp thừa, tiền chậm nộp nộp thừa, tiền phạt nộp thừa). Chi tiết phân tích cụ thể nội dung này có trong khóa học kế toán thuế chuyên sâu online. Các bạn quan tâm có thể tham khảo khóa học theo link phía dưới.
Xem thêm về quản lý thuế