Xử lý hóa đơn điện tử lập sai theo nghị định 123/2020/NĐ-CP

0

Xử lý hóa đơn điện tử lập sai theo nghị định 123/2020/NĐ-CP được thực hiện đơn giản hơn so với những quy định cũ. Nếu các quy định cũ chia sai sót thành các trường hợp liên quan đến việc đã kê khai hay chưa kê khai thuế thì ở hướng dẫn mới của nghị định 123/2020/NĐ-CP không còn đề cập đến việc đó nữa.

Dưới đây chúng ta tìm hiểu cách xử lý hóa đơn sai sót đối với hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của CQT đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót thì xử lý như sau:

1. Xử lý hóa đơn điện tử lập sai khi sai sót về tên, địa chỉ của người mua nhưng không sai mã số thuế, các nội dung khác không sai

+ Người bán thông báo cho người mua về việc hóa đơn có sai sót và không phải lập lại hóa đơn

+ Người bán thực hiện thông báo với cơ quan thuế về hóa đơn điện tử có sai sót theo Mẫu số 04/SS-HĐĐT Phụ lục IA ban hành kèm theo Nghị định 123/2020/NĐ-CP, trừ trường hợp hóa đơn điện tử không có mã của cơ quan thuế có sai sót nêu trên chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho cơ quan thuế (tức nếu HĐĐT là loại không có mã của CQT và cũng chưa gửi dữ liệu hóa đơn cho CQT thì không phải gửi mẫu 04/SS-HĐĐT đến CQT).

(Note: Các thông báo này thường có sẵn trong các phần mềm hóa đơn điện tử)

Xử lý hóa đơn điện tử lập sai

Xử lý hóa đơn điện tử lập sai

2. Xử lý hóa đơn điện tử lập sai khi sai các thông tin khác

Khi sai các thông tin khác ngoài trường hợp 1 nêu trên như sai mã số thuế; sai sót về số tiền ghi trên hóa đơn, sai về thuế suất, tiền thuế hoặc hàng hóa ghi trên hóa đơn không đúng quy cách, chất lượng thì có thể lựa chọn một trong hai cách sử dụng hóa đơn điện tử như sau:

a. Lập hóa đơn điện tử điều chỉnh

+ Người bán xác định các nội dung cần điều chỉnh và xuất hóa đơn điều chỉnh gửi người mua

Hóa đơn điện tử điều chỉnh phải có dòng chữ “Điều chỉnh cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”

+ Người bán thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT

+ Người bán lập biên bản ghi rõ sai sót nếu các bên có thỏa thuận phải lập biên bản. Biên bản phải được lập trước thời điểm xuất hóa đơn điện tử điều chỉnh (nếu không có thỏa thuận lập biên bản thì thôi)

b. Lập hóa đơn điện tử mới thay thế

+ Người bán lập hóa đơn điện tử mới thay thế cho hóa đơn sai và gửi lại người mua

Hóa đơn điện tử mới thay thế phải có dòng chữ “Thay thế cho hóa đơn Mẫu số… ký hiệu… số… ngày… tháng… năm”.

+ Người bán thông báo cho cơ quan thuế theo mẫu số 04/SS-HĐĐT

+ Người bán lập biên bản ghi rõ sai sót nếu các bên có thỏa thuận phải lập biên bản. Biên bản phải được lập trước thời điểm xuất hóa đơn điện tử thay thế (nếu không có thỏa thuận lập biên bản thì thôi)

Như vậy với trường hợp xử lý hóa đơn điện tử lập sai thứ 2 thì:

  • Việc xử lý sai sót này được thực hiện bất cứ lúc nào khi người mua hoặc người bán phát hiện hóa đơn điện tử đã lập có sai sót.
  • Các bên được lựa chọn dùng hóa đơn điều chỉnh hay hóa đơn thay thế để xử lý.
  • Các bên cũng được lựa chọn có hay không việc lập biên bản ghi nhận sai sót. Nếu có lập biên bản thì biên bản phải lập trước khi xuất hóa đơn điều chỉnh hoặc thay thế.
  • Ngoài ra người bán phải thông báo sai sót này đến cơ quan thuế theo mẫu 04/SS-HĐĐT.

Trên đây là hướng dẫn mới nhất về xử lý hóa đơn điện tử lập sai đối với hóa đơn điện tử có mã hoặc không có mã của CQT đã gửi cho người mua mà người mua hoặc người bán phát hiện có sai sót. Nếu còn vướng mắc bạn vui lòng để lại câu hỏi hoặc liên hệ để cùng chia sẻ. Chúc bạn làm tốt nhé!

Xem thêm về hóa đơn:



About Author

Chào mừng bạn đến Học Viện Kế Toán Việt Nam - Tổ chức Huấn luyện Kế toán thực tế chuyên sâu. Chúng tôi rất hạnh phúc khi được cho đi những kiến thức mà mình tích lũy được. Và hạnh phúc hơn khi được bạn chia sẻ nó. Cảm ơn bạn! - Liên hệ tư vấn và ĐĂNG KÝ HỌC ONLINE: 0973 09 22 99